Nhu cầu giặt là đang ngày càng tăng cao đã giúp cho những người kinh doanh trong lĩnh vực này cực kỳ phát đạt. Nhận thấy được điều này, rất nhiều người đã quyết định thử sức “khởi nghiệp” kinh doanh với lĩnh vực giặt là. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm ở đây là họ lại không hề biết gì về quy trình vận hành máy giặt công nghiệp như thế nào. Do vậy, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, SMC LAUNDRY xin được giới thiệu quy trình vận hành máy giặt công nghiệp chính xác nhất giúp cho ai cũng có thể vận hành được máy một cách trơn tru.
Bước 1: Tiến hành phân loại đồ và kiểm tra kỹ máy
Bình thường mọi người thường bỏ qua bước này. Tuy nhiên đây lại là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng bởi nếu không phân loại thì một số quần áo ra phẩm màu sẽ được giặt lẫn với đồ khác, như vậy cả một mẻ quần áo sẽ bị loang màu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sau giặt. Ngoài ra, việc kiểm tra lại quần áo còn giúp bạn loại bỏ các vật dụng cụ mà khách để quên như chìa khóa, các vật nhọn, sắt…
Tiếp theo, tiến hành kiểm tra các thiết bị kết nối với máy giặt công nghiệp như đường ống dây dẫn điện , đường ống dẫn nước vào máy giặt… xem chúng có bị đứt, hở hay hỏng đoạn nào không… Ngoài ra, nguồn nước phải đảm bảo chất lượng không được có vẩn đục để tránh tình trạng bị tắc trong khi vận hành.
Bước 2: Cho đồ vào máy giặt
Mở cửa máy giặt và cho đồ cần giặt vào máy. Không nên cho quá nhiều đồ mà phải số lượng quần áo đưa vào phải phù hợp với công suất của máy.
Bước 3: Đóng cửa máy giặt
Bạn cần phải xác định là mình đã đóng chặt cửa máy giặt, bình thường chỉ cần nghe thấy tiếng click là máy đã được đóng cửa.
Bước 4: Cho hóa chất giặt và nước làm mềm vải
Thông thường máy giặt công nghiệp sẽ có 3 ngăn đựng khác nhau là ngăn chứa hóa chất giặt, ngăn chứa hóa chất giặt sơ qua quần áo và ngăn chứa chất làm mềm vải.
Khi cho hóa chất giặt chỉ nên cho một lượng vừa đủ với khối lượng quần áo cần giặt. Bởi nếu bạn cho quá ít sẽ không đủ để làm sạch quần áo hoặc nếu bạn cho quá nhiều có thể khiến quần áo bị hỏng trong quá trình giặt do bị tác dụng mạnh.
Bước 5: Chọn chế độ giặt, chế độ vắt và khởi động máy giặt
Đối với mỗi loại máy giặt công nghiệp sẽ có chế độ giặt và chế độ vắt khác nhau. Do đó ở bước này, bạn cần sử dụng đến tờ hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp hoặc sự hướng dẫn của thợ chuyên ngành để có những thao tác chuẩn nhất.
Tuy nhiên, riêng đối với chế độ vắt sẽ có nhiều loại máy giặt sẽ được tích hợp sẵn chức năng này nhưng ở một số máy khác người sử dụng sẽ phải tự cài đặt chế độ này. Việc chọn tốc độ vắt còn tùy thuộc vào chất liệu của vải. Đối với máy giặt công nghiệp bạn có thể chọn chế độ không vắt, vắt và vắt chống nhăn. Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn lựa chọn chế độ thích hợp.
Ngoài ra, ở máy giặt công nghiệp còn có chế độ giặt nước nóng. Vì vậy, khi sử dụng nước nóng để giặt bạn cần lưu ý đến chất liệu vải. Ví dụ như vải thô thì có thể chịu được nhiệt độ cao nhưng vải cotton co giãn tốt thì không nên sử dụng nước nóng sẽ làm vải giãn mất đi hình dáng ban đầu. Sau khi chọn chế độ phù hợp thì khởi động máy để máy bắt đầu quá trình giặt
Bước 6: Lấy đồ ra
Sau khi máy dừng hẳn bạn lấy đồ ra đi phơi hoặc cho đồ sáng máy sấy để làm khô nhanh chóng. Trên đây là quy trình vận hành máy giặt công nghiệp chuẩn nhất mà bạn cần áp dụng để sử dụng. Ngoài ra, trên máy giặt công nghiệp sẽ có những ký tự đặc biệt. Để sử dụng được hiệu quả nhất bạn cần nắm rõ các ký tự đó chức năng gì để sử dụng.