Hiểu biết thêm về giặt công nghiệp cho ngành dệt may

Để lên giải pháp giặt, giặt nhuộm, giặt mài, giặt hóa chất cho ngành dệt may đang cần sự hỗ trợ rất lớn từ các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển và các nhà sản xuất cung cấp các thiết bị giặt trong ngành, bài viết này sẽ hỗ trợ cho người đọc để nắm thêm một số kiến thức cơ bản về công nghệ giặt trong công nghiệp dệt may.

1. Định nghĩa Giặt công nghiệp cho ngành dệt may – công nghệ Washing

Giặt theo khái niệm thông thường có nghĩa là làm sạch một vật dụng nào đó như quần áo, khăn… Nhưng trong công nghiệp dệt may, công nghệ Washing – giặt công nghiệp lại có nghĩa bao hàm rộng hơn thế. Washing – Giặt công nghiệp trong các xưởng dệt may là áp dụng công nghệ giặt như giặt enzyme, giặt mài đá, hóa chất, nhuộm hay những tác động vật lý để sửa hoặc làm thay đổi đặc tính như màu sắc, độ sờn, độ co vải… đảm bảo tính tiện dụng, thoải mái và thời trang cho các sản phẩm.
Trong quy trình sản xuất hàng dệt may, công nghệ giặt có nghĩa bao hàm rộng bao gồm giặt hóa học hay những tác động vật lý để sửa hay làm thay đổi đặc tính như màu sắc, độ sờn, độ co vải…
Trong quy trình sản xuất hàng dệt may, công nghệ giặt có nghĩa bao hàm rộng bao gồm giặt hóa học hay những tác động vật lý để sửa hay làm thay đổi đặc tính như màu sắc, độ sờn, độ co vải…

2. Vị trí của giặt công nghiệp trong quy trình sản xuất hàng dệt may

Giặt công nghiệp gần như là công đoạn sau cùng trong quy trình sản xuất sản phẩm.
Inkedquy-trinh-giat-det-may_LI

Giặt công nghiệp gần như là công đoạn sau cùng trong quy trình sản xuất hàng dệt may

3. Giới thiệu một số công nghệ giặt thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất hàng dệt may
Quy trình áp dụng công nghệ Wash cho các sản phẩm dệt may có thể sẽ khác nhau do còn tùy thuộc vào cấu trúc, chất liệu vải, kiểu dáng quần áo hay yêu cầu của Buyer…
vhj

Hiệu ứng màu được tạo ra bởi công nghệ giặt Die Dyeing – Giặt nhuộm nhúng

Trong công nghiệp sản xuất hàng dệt may, giặt công nghiệp được chia thành 2 loại quy trình chính:
Quy trình giặt ướt/ Quy trình hóa học
Quy trình giặt khô/ Quy trình cơ học
Quy trình giặt ướt/ Quy trình hóa học bao gồm các loại:
Giặt thông thường/Giặt giũ hồ và làm mềm
Nhuộm Pigment
Giặt Caustic: Sử dụng Xút, Soda, Chất ngấm, axit, silicon… tác dụng tẩy bớt màu nhuộm Pigment, tạo hiệu ứng màu, tẩy tạp chất bẩn trên vải, làm mềm, tạo độ đàn hồi, độ rủ cho vải.
Giặt enzyme: giặt sử dụng enzyme hữu cơ để làm mềm hay tạo hiệu ứng sờn rách, ma sát phai màu trên quần bò hay các chất liệu vải khác.
Giặt đá
Giặt enzyme kết hợp đá bọt
Giặt axit
Giặt Die Dyeing – Nhuộm nhúng: Các sản phẩm màu trơn sẽ được nhúng vào các màu sắc khác nhau tạo hiệu hứng màu loang.
Bleach wash – Giặt trung hòa, tẩy hạ màu.
Quy trình giặt khô/ Quy trình cơ học bao gồm các loại:
Sand blasting: Bắn cát hay phun cát với áp lực cao tạo hiệu ứng mài mòn. Trước đây phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong sản xuất quần jean do có chi phí rẻ, thao tác thực hiện nhanh dễ dàng. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này đã bị cấm do những tác động xấu của nó đến sức khỏe và môi trường như không thể chữa trị được khi cát bụi nhỏ bay vào phổi là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi ở người.
Hands scraping: Giặt mài bằng tay, giấy nhám, mài bạc…
Permanent wrinkle – Tạo nếp nhăn bền, nhăn vĩnh viễn: Sử dụng nhựa Resin để tạo hiệu ứng nhăn vĩnh viễn trên sản phẩm.
cach-giat-do-bang-may-giat-cong-nghiep

Hiệu ứng nhăn vĩnh viễn trên sản phẩm

Over all wrinkle – Tạo nhăn toàn bộ.
Broken and tagging: Tạo hiệu ứng mòn, bạc màu tương phản trên đồ jean bằng cách nẹp ghim quần áo xong đưa qua máy wash xử lý ma xát và hóa chất để tạo hiệu ứng.
Grinding and destroy: Phương pháp này sử dụng các công cụ cắt để tạo các hiệu ứng mòn rách như trên quần jean sau khi washing sợi ngang được giữ lại, sợi dọc đã cắt sẽ được tháo bỏ hết
PP spray and PP sponging: Phun thuốc tím tạo hiệu ứng sáng màu cho các vùng mài.