Quy trình giặt đồ Jeans là gì ? Các phương pháp giặt Jeans

Giặt đồ jean là công đoạn gần như sau cùng để sản xuất quần jean. Đồ jean sau khi may xong sẽ được mang đi giặt để làm mềm vải và tạo các màu sắc, kiểu mài, sờn hoặc rách khác nhau phụ thuộc vào ý muốn của các nhà sản xuất.
Như chúng tôi đã giới thiệu trong phần sản xuất vải denim. Để tăng độ bền cho vải, các nhà sản xuất đã phủ một lớp hồ vào các sợi dọc của vải khiến cho vải denim sống bị cứng.
Ngoài việc tạo các hiệu ứng cho quần jeans thì mục đích của việc giặt là khiến cho vải mềm hơn tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
bao-lau-moi-nen-giat-quan-jeans-mot-lan-cach-giat-va-bao-quan-do-jeans-luon-nhu-moi-202012291025593639

1 Ưu nhược điểm của giặt đồ Jeans

– Ưu điểm của việc wash quần:
Loại bỏ các chất hồ hoặc tinh bột có trong vải để vải mềm hơn. Ngoài ra người ta còn có thể cho các chất làm mềm (nước xả vải) để tăng độ mềm của quần jean.
Loại bỏ các chất bẩn như bụi, tạp chất lẫn vào trong quần trong quá trình sản xuất.
images (3)
Đối với các sản phẩm quần jean may bằng vải co giãn, quá trình wash quần jean cũng làm những chiếc quần jean loại này co lại hết mức. Và quần này sẽ không thể bị co lại thêm nữa trong quá trình sử dụng.
Đối với quần jean đã giặt thì khách hàng có thể mua về mà mặc ngay, không cần phải giặt lại.
Các kiểu mài, sờn, rách rất đa dạng khiến cho các mẫu quần jeans trở nên phong phú. Đây chính là điểm nổi bật khiến cho quần jean khác xa các loại quần vải khác.
– Nhược điểm của Giặt đồ Jeans :
Thay đổi kích thước của quần jean: đối với quần jean được may bằng vải co giãn, sau khi wash thì những chiếc quần này sẽ bị thu nhỏ kích thước. Tùy thuộc vào mức độ co giãn của vải mà các size bị nhỏ đi từ 1-3 size. Ví dụ nếu vải bị co giãn 2 size, để có sản phẩm sau khi wash là size 26 thì kích thước khi may sẽ là size 28. Việc co lại nếu không đồng đều sẽ làm hỏng form quần.
images (1)
Ảnh hưởng tới vải, chỉ và chất lượng của quần: Do các chất hồ bị loại bỏ hoàn toàn trong quá trình wash nên quần jean sau khi wash sẽ có độ bền kém hơn so với vải denim sống (raw denim). Tùy thuộc vào cách wash quần jean mà mức độ ảnh hưởng tới vải và đường may khác nhau.
Quần jeans có thể được giặt trong máy giặt công nghiệp lớn với nhiệt độ lên tới khoảng 80 độ C. Ngoài ra, để tạo được hiệu ứng sờn, rách người ta cho đá vào để giặt cùng. Các viên đá cọ xát với quần jeans tạo ra hiệu ứng sờn, quá trình này cũng khiến cho chỉ may quần jeans bị hỏng. Ngoài ra, đối với quần jean có độ co rút lớn, khi quần co lại và đường chỉ không co lại tương ứng (thông thường chỉ ít có khả năng co giãn) sẽ kiến đường may không thẳng.
Có nhiều cách cũng như công nghệ được sử dụng để giặt quần jeans và được chia thành 2 loại chính đó là giặt hóa học và giặt vật lý

2 Giặt đồ Jeans sử dụng phương pháp hóa học

Phương pháp giặt quần jeans sử dụng phương pháp hóa học là cách giặt phổ biến nhất trên thế giới và được hầu hết các nhà sản xuất quần jeans lựa chọn sử dụng

Phương pháp giặt tẩy mầu đồ Jeans

Trong quá trình này, người ta sử dụng các chất tẩy có khả năng ô xy hóa mạnh (vị dụ KMnO4) để wash quần jeans. Cách giặt này dựa trên màu nguyên thủy của quần jeans, các nhà sản xuất sử dụng chất tẩy để tẩy 1 phần màu nguyên thủy của vải denim để cho ra kết quả màu sắc mong muốn.
Cách giặt này phục thuộc vào mức độ của chất tẩy, thời gian giặt và nhiệt độ giặt. Thông thường người ta sử dụng chất tẩy mạnh và thời gian wash ngắn trong phương pháp này.
images (2)
Dưới đây là 5 bước chính trong quá trình giặt tẩy màu.
– Bước 1: Loại bỏ chất hồ
Đưa quần jean vào trong máy giặt (khoảng 100kg quần/lượt)
Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ (có thể là 1:5 – 5 lít nước cho 1kg quần jean) và cho máy giặt quay ở tốc độ 12-15 vòng/phút
Cho thêm chất xúc tác (khoảng 3kg)
Cho chất tẩy (khoảng 1kg)
Điều chỉnh nhiệt độ để nước đạt khoảng 60 độ C
Duy trì quá trình giặt trong khoảng 20 phút rồi xả nước
Giặt lại với nước nóng (40-50 độ C) trong 5 phút
– Bước 2: Tẩy màu
Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ 1:5
Bật cho máy chạy (tốc độ quay 12-15 vòng/phút) và cho nước soda (khoảng 2kg Na2CO3) vào máy
Cho thêm kiềm (NaOH) vào máy giặt (khoảng 2kg kiềm)
Cho thêm chất tẩy (H2O2) vào với tỷ lệ 5ml chất tẩy cho mỗi lít nước
Đưa chất tạo ổn định vào với tỷ lệ 2ml cho mỗi lít nước
Điều chỉnh nhiệt độ trong máy giặt lên 70-80 độ C
Duy trì việc này trong khoảng 60-70 phút và xả nước
Giặt lại với nước nóng (khoảng 50 độ C)
– Bước 3: Trung hòa hóa chất
Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ như trên
Chạy máy với tốc độ 12-15 vòng/phút
Thêm a xít acetic vào (CH3COOH) với tỷ lệ 1-2ml cho mỗi lít nước
Duy trì quá trình quay khoảng 10-15 phút rồi xả nước
– Bước 4: Xử lý làm sáng quần
Cho nước theo tỷ lệ 1:5 như trên
Cho chất làm trắng/sáng (hợp chất của Flo) định lượng tùy theo yêu cầu về độ sáng của màu
Điều chỉnh nhiệt độ trong máy lên 80 độ
Tiếp tục giặt trong khoảng 10 phút rồi xả nước
– Bước 5: Làm mềm vải
Cho nước theo tỷ lệ 1:5 như trên
Cho máy chạy với tốc độ 12-15 vòng/phút
Cho thêm chất làm mềm vải (100g-500g cho 100kg quần jeans)
Điều chỉnh nhiệt độ vào khoảng 40-60 độ, cho máy quay trong 5 phút rồi xả nước sau đó có thể lấy quần khỏi máy.
– Các hạn chế của việc giặt theo phương pháp tẩy màu:
Khó kiểm soát quá trình wash do kết quả cuối cùng phụ thuộc vào hàm lượng chất tẩy, tốc độ máy, nhiệt độ của nước. Phương pháp này gần như không cho kết quả giống hệt nhau cho mỗi lần wash.
Khi màu sản phẩm ở trạng thái mong muốn, thời gian để dừng máy là rất ngắn, nếu chậm trễ là màu sản phẩm sẽ bị thay đổi. Chất tẩy mạnh cũng làm giảm độ bền của vải và chỉ may.
Gây ô nhiễm môi trường và có ảnh hưởng tới sức khỏe
Cần phải có biện pháp để khử clo.

Phương pháp giặt bằng enzym

Đây là phương pháp giặt thân thiện với môi trường, quy trình giặt giống với phương pháp giặt bằng chất tẩy tuy nhiên giặt bằng enzyme sử dụng các enzyme hữu cơ (vi khuẩn) để ăn cellulose trong vải thay thế cho chất tẩy.
Khi màu của quần jean đạt tới mức độ yêu cầu, các nhà sản xuất sẽ tăng nhiệt độ hoặc thay đổi độ kiềm trong máy giặt làm cho vi khuẩn dừng hoạt động.
Giặt bằng enzyme thường có công suốt nhỏ hơn, mỗi lần giặt khoảng 30-40 quần.

Phương pháp giặt sử dụng a xít

Quần jean sống (raw denim) được trộn lẫn với đá bọt, các viên đá bọt này trước đó được nhúng trong dung dịch tẩy (hypo clorit) hoặc thuốc tím (Kali pemanganat) với mục đích để tẩy màu. Khi các viên đá này tiếp xúc với bề mặt vải, phần vải tiếp xúc với đá sẽ được tẩy màu.
Thông thường cách giặt này tạo ra sản phẩm quần jeans có độ mài không đồng nhất. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm nước so với phương pháp wash bằng chất tẩy.

– Quy trình
Phương pháp này có quy trình gần giống với phương pháp wash sử dụng chất tẩy, điểm khác biệt duy nhất nằm ở công đoạn tẩy màu trong đó:
Các nhà sản xuất phải chuẩn bị đá tẩy màu với số lượng đá bọt tùy thuộc vào khối lượng quần cần giặt. Đá bọt được nhúng vào dung dịch tẩy gồm 100 lít nước, 1kg kali pemanganat (KMnO4), 300 ml phosphoric (a xít phốt pho rích – H3PO4), thời gian nhúng đá trong dung dịch khoảng 2-3 phút, sau đó đá được phơi khô ngoài không khí trong khoảng 60-90 phút.
Tiếp đó, quần sau khi được tẩy keo được chia thành các phần nhỏ 20-30kg mỗi phần và cho vào máy sấy cùng với đá tẩy. Số lượng đá tẩy phụ thuộc vào màu sắc mong muốn của nhà sản xuất. Máy sấy sẽ chạy trong khoảng thời gian 5-7 phút, tại đây các viên đá cọ xát với quần jeans tạo thành các vết trầy xước tự nhiên, các phản ứng ô xy hóa khử ở chỗ tiếp xúc giữa đá và quần tạo nên kiểu mài cho quần.
Sau khi tắt máy sấy, gỡ quần ra khỏi các viên đá và tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo gồm trung hòa hóa chất, xử lý làm sáng màu và làm mềm vải.
– Hạn chế của phương pháp giặt bằng axit
Màu chàm gốc của quần jean có xu hướng ngả sang vàng nếu quá trình trung hòa hóa chất không được xử lý hoàn toàn. Để khắc phục tình trạng này, người ta có thể dùng a xít Ethylenediaminetetraacetic (C10H16N2O8) để tạo phức hợp với kim loại măng gan (Mn)
Giặt đồ Jeans sử dụng phương pháp vật lý 
Giặt đồ Jeans sử dụng đá 

Pumice stones are used to wash jeans in Zhongshan city, China, to give the "stone-wash" look.  This picture is part of a photo and text story on blue jeans production in China by Justin Jin.  China, the "factory of the world", is now also the major producer for blue jeans. To meet production demand, thousands of workers sweat through the night scrubbing, spraying and tearing trousers to create their rugged look.  At dawn, workers bundle the garment off to another factory for packaging and shipping around the world. The workers are among the 200 million migrant labourers criss-crossing China looking for a better life, at the same time building their country into a mighty industrial power.

Trong phương pháp này, những chiếc đồ jean vừa được giặt bằng phương pháp hóa học sẽ được đưa vào các máy giặt lớn và được trộn lẫn với đá bọt để làm mềm và được mài sờn theo thiết kế. Sự khác nhau về thành phần đá, độ xốp, độ cứng, hình dạng và kích thước khiến cho đá có nhiều công dụng khác nhau. Đá bọt thường giúp đồ jeans được mài và sờn vì những viên đá này sẽ mài mòn bề mặt đồ jeans.
Quy trình giặt đá cũng giống với quy trình giặt bằng chất tẩy, điểm khác biệt là trong bước 2 “tẩy màu” thì người ta cho một lượng lớn đá vào máy giặt để quay giặt cùng với quần. Thông thường lượng đá cho vào có trọng lượng bằng một nửa trọng lượng của mẻ quần.
Đá bọt là đá hình thành từ sự phun trào của núi lửa, đá bọt nhẹ và có độ xốp cao có thể nổi trên mặt nước, một số nước có nhiều đá bọt như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Indonesia và Philippines, đá bọt là một trong những thành phần quan trọng trong việc giặt đá cho các sản phẩm may mặc, đá được dùng để mài mòn bề mặt của các sản phẩm vải tạo ra các màu tương phản và khiến vải mềm hơn, thông thường kích thước đá bọt dùng để giặt có đường kính từ 1-7cm
– Hạn chế khi giặt đá:
Gây tổn hại tới máy giặt và đồ jean do đá chà xát vào máy giặt và chà xát vào quần.
Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra, kiểu dáng các quần trong cùng 1 mẻ giặt không đồng nhất, một số quần bị hỏng do bị mài mòn quá nhiều

Giặt đồ Jeans sử dụng phun cát

Trong phương pháp này, cát được sử dụng để mài quần. Các nhà sản xuất dùng súng phun cát để phun lên quần, những chiếc quần được treo trên máy để tự động xoay các phần cần giặt màu hướng về máy phun cát.
Với công nghệ thấp hơn thì người công nhân trực tiếp xoay các phần cần mài và phun cát vào. Đây là phương pháp thuần vật lý không sử dụng bất cứ chất hóa học nào.
Phương pháp này cũng không sử dụng nước và không cần công đoạn sấy khô quần. Để mài quần, người ta trải từng chiếc quần lên bàn và sử dụng máy nén khí với lực tác động khoảng 3-4kg/cm2. Các hạt cát silicon (Al2(SiO4)3) được đưa vào máy bình chứa của máy nén khí và phun trực tiếp lên mặt quần.
Thông thường góc tiếp xúc giữa luồng cát và quần trong khoảng 10-20 độ. Không khí và các hạt cát được phun ra từ máy nén khí tới các điểm mong muốn trên quần bò tạo nên hiệu ứng mài, sờn hay rách. Người điều khiển máy nén khí có thể điều chỉnh cường độ phun để tạo nên các sản phẩm khác nhau.