HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO TRÌ MÁY GIẶT, MÁY SẤY CÔNG NGHIỆP

Giặt giũ là công việc sinh hoạt thường xuyên của mọi gia đình và điêu đó cũng đồng nghĩa với việc các tiệm giặt là luôn hoạt động với công suất lớn mỗi ngày, máy móc thiết bị luôn trong tình trạng vận hành hàng tháng, hàng năm. Chính vì vậy để đảm bảo duy trì được quá trình kinh doanh của mình, các tiệm giặt là cần bảo trì, bảo dưỡng máy giặt, máy sấy công nghiệp của mình thường xuyên. Vậy cách xử lý như thế nào, hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

Những vấn đề thường xảy ra khi sử dụng máy giặt công nghiệp

Cho khối lượng đồ quá nhiều vào máy

Công suất giặt của máy giặt công nghiệp nói chung được kiểm soát ở mức 3/4 công suất giặt định mức. Đôi khi vì làm cố gắng giặt nhiều đồ bẩn hơn cho vào lồng giặt, dẫn đến vải không thể khuấy hoàn toàn, và sau đó ảnh hưởng đến chất lượng làm sạch đồ vải. Không chỉ vậy, khối lượng giặt quá lớn, sẽ khiến động cơ của máy giặt công nghiệp phải tải nặng, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của máy giặt công nghiệp.

may-giat-say-cong-nghiep

Bảo trì, bảo dưỡng máy giặt sấy công nghiệp

Cho nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp

Khi nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến vải, và ngược lại quá thấp sẽ khiến chất tẩy rửa rất khó hòa tan, bụi bẩn quần áo cũng vậy. Vì vậy tốt nhất là giữ nhiệt độ nước trong khoảng từ 50 đến 60 độ.

Không phân loại đồ trước khi giặt

Khi giặt chung mà không có công tác phân loại đồ giặt có thể gây ra sự tương tác giữa các đồ giặt với nhau, khiến vết bẩn lan sang những đồ giặt khác. Do đó dựa theo chất liệu đồ vải, màu sắc và chất liệu để phân loại đồ cần giặt, và đó là tiền đề để đảm bảo chất lượng của đồ vải.

Bỏ qua việc làm sạch đường thoát nước

Một trong những công việc mà nhiều người sử dụng máy giặt công nghiệp thường không quan tâm đến là không kiểm tra và làm sạch đường thoát nước, và một khi đường thoát nước bị tắc, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến công việc giặt mà còn ảnh hưởng đến vấn đề an toàn.

Cách bảo trì bảo dưỡng máy giặt công nghiệp

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp.
  • Mở cửa lồng máy sau mỗi ngày sử dụng: hãy để cửa mở để lồng giặt có thể khô hoàn toàn. Điều này sẽ ngăn lồng giặt phát triển mùi mốc, khó chịu.
  • Kiểm tra bộ lọc van cấp nước khoảng một năm hai lần. Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các di vật trong bộ lọc hoặc thay thế chúng nếu cần thiết.
  • Kiểm tra ống cấp nước khoảng một tháng một lần, hãy thay thế đường ống cấp nước khi có dấu hiệu vỡ nứt, hỏng hóc.
  • Kiểm tra dây dai: bạn có thể thay thế dây đai hai lần một năm để giảm khả năng máy bị hỏng.
  • Làm sạch lồng máy giặt, loại bỏ bụi bẩn và xà phòng tích tụ trong lồng máy thông qua việc vệ sinh thường xuyên.
  • Tra dầu, bơm mỡ thường xuyên vào hệ thống bi trục của máy giặt. Đảm bảo không bị khô dầu trong quá trình hoạt động để tránh phát sinh tiếng kêu trong quá trình hoạt động.

Những vấn đề thường xảy ra khi sử dụng máy sấy công nghiệp

Quên làm sạch bẫy xơ vải

Khi bẫy xơ  vải bị tắc có thể làm cho thiết bị hoạt động kém hiệu quả hơn và thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng đồ vải.

may-say-cong-nghiep

Bảo trì, bảo dưỡng máy giặt sấy công nghiệp

Không kiểm tra ống thông hơi

Bộ phần này cho phép thải khí nóng ra bên ngoài, hãy chắc chắn rằng các ống thông hơi không có mảnh vụn dẫn đến tắc thông hơi, tiềm ẩn nguy cơ gây hỏa hỏa khi thường xuyên sấy ở nhiệt độ cao.

Đặt máy sấy trên mặt đất không bằng phẳng

Nếu vị trí để máy sấy không được bằng phẳng, hãy căn chỉnh, kê đệm chân máy sấy để lấy lại cân bằng tối đa nhất, đảm bảo máy sấy hoạt động ổn định, không rung lắc thất thường.

Cho đồ vào máy sấy quá nhiều

Đồ sấy quá nhiều có thể bịt kín các khoảng không trong lồng sấy dẫn đến khí nóng không thể lưu thông, làm giảm tuổi thọ bộ phận đốt nóng, ảnh hưởng đến độ khô của các đồ vải không đều nhau hay mất nhiều thời gian để sấy hơn.

Cách bảo trì, bảo dưỡng máy sấy công nghiệp

  • Bảo dưỡng và vệ sinh máy sấy đúng cách cũng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí vận hành. Một máy sấy sạch hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với máy bẩn, giúp đồ giặt của bạn khô nhanh hơn và tiêu thụ năng lượng thấp hơn. Thực hiện theo quy trình bảo trì và bảo dưỡng máy sấy để ngăn ngừa hỏa hoạn và tiết kiệm chi phí năng lượng mà vẫn đạt hiệu quả trong quá trình sấy khô đồ giặt.
  • Làm sạch bộ lọc xơ vải: bạn nên loại bỏ xơ vải khỏi bộ lọc trước mỗi lần sấy để thúc đẩy luồng khí thích hợp và giúp ngăn ngừa quá nhiệt.
  • Vệ sinh máy sấy công nghiệp và khu vực xung quanh: Sau trung bình 6 tháng sử dụng, bạn hãy lau chùi máy và kéo máy sấy ra khỏi tường một đoạn để có thể hút bụi tường và vệ sinh khu vực sau máy sấy, giảm thiểu nguy cơ gây cháy quanh khu vực. Ngoài ra, tháo ống thông hơi kết nối với mặt sau của máy sấy công nghiệp và làm sạch bên trong ống này. Thay thế ống thông hơi máy sấy nếu cần thiết
  • Làm sạch bên trong máy sấy, hãy nhớ ngắt điện máy sấy trước khi thực hiện bước này để tránh bị điện giật.
  • Kiểm tra lỗ thông hơi bên ngoài: Cứ sau vài tháng, hãy kiểm tra lỗ thông hơi trong khi máy sấy đang chạy quan sát xem không khí có thoát ra dễ dàng hay không. Nếu luồng không khí bị hạn chế thì bạn có thể kiểm tra ống có bị tắc nghẽn không. Nếu luồng không khí vẫn bị hạn chế mà không có nguyên nhân rõ ràng, tắc nghẽn có thể nằm sâu trong ống dẫn khí thải. Bạn nên thuê một kỹ thuật viên để tháo rời và làm sạch ống dẫn.
  • Chú ý đến thời gian sấy: nếu quần áo của bạn bắt đầu mất nhiều thời gian hơn bình thường để làm khô, thì đó là một dấu hiệu máy sấy của bạn đang bị tắc, hãy làm sạch bộ lọc xơ vải và phần còn lại của hệ thống thông gió càng sớm càng tốt để ngăn ngừa hỏa hoạn tiềm ẩn. Nếu vấn đề không được giải quyết, có lẽ đã đến lúc thay thế máy sấy công nghiệp mới.