MẸO LÀ ỦI QUẦN ÁO ĐÚNG CÁCH

Mỗi quần áo lại được thiết kế từ nhiều kiểu dáng cũng như được làm từ những chất liệu khác nhau nên chế độ là ủi khác nhau.
Để tránh trường hợp quần áo bị loang màu, co lại hay quần áo bị cháy trong qua trình là ủi thì quá trình xử lí quần áo rất quan trọng nhất là với các tiệm giặt là. Không chỉ giúp giải quyết các vấn đề giặt là mà còn để tạo uy tín với khách hàng. Cùng SMC Laundry tìm hiểu những mẹo là ủi nhanh chóng và hiệu quả.

  1. MỘT SỐ CÁCH LÀ QUẦN ÁO

Quần áo gấp cất lâu ngày, một số chỗ hình thành những nếp gấp rất khó là đi hết đây gọi là vết gấp chết. Đối với những vết gấp này, ta có thể dùng giấm xoa dọc theo nếp gấp, rồi dùng bàn là để là, các nếp gấp sẽ dễ dàng được là phẳng.

Để quần áo hoặc váy muốn giữ được mùi thơm lâu hơn thì trước khi là cần rắc một ít nước hoa lên vải, đệm để quần áo cần là hoặc giấy thấm.

  1. CÁCH LÀ CÁC LOẠI VẢI KHÁC NHAU.

Tùy vào từng chất liệu vải, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp như sau:

– Đối với vải lanh: điều chỉnh nhiệt độ đến 240 độ C.

– Đối với vải bông: điều chỉnh nhiệt độ đến 204 độ C.

– Đối với vải tơ nhân tạo: điều chỉnh nhiệt độ đến 190 độ C, tuyệt đốt không để nhiệt độ cao quá, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc của vải, hay xuất hiện các chấm màu trắuâg trên vải.

– Đối với vải len và lụa: điều chỉnh nhiệt độ đến 148 độ C.

– Đối với vải sợi Acrylic, vải bóng và nilon: điều chỉnh nhiệt độ đến 135 độ C.

Khi là các loại vải tơ tằm ta phải dùng bàn là nóng nhẹ từ mặt trái, tốt nhất là không nên phun nước, vì nếu phun nước không đều, sau khi là vải sẽ phẳng nhàu không đều.

  1. CÁCH LÀ QUẦN ÁO HÀNG LEN DẠ

Quần áo hàng len dạ, thường có tính co, tốt nhất ta nên trải khăn ướt lên mặt trái của quần áo để là. Nên nhất định phải là từ mặt phải, thì yêu cầu quần áo phải ẩm và bàn là phải nóng.

  1. CÁCH LÀ QUẦN ÁO DA

Đối với quần áo bằng da cần là ở nhiệt độ thấp. Bạn có thể sử dụng loại giấy gói hàng để làm đệm lót khi là, đồng thời khi là phải di động bàn là không ngừng, như vậy sẽ làm cho bề mặt da thuộc phẳng và sáng.

  1. CÁCH XỬ LÝ QUẦN ÁO BỊ CHÁY KHI LÀ

– Với vết cháy trên quần áo bằng vải tơ lụa, ta lấy 1 ít bột xút hòa vào với nước thành dạng đặc như hồ, bôi lên vết cháy, để bột khô tự nhiên, vết cháy sẽ mất đi sau khi bột khô và bong ra khỏi quần áo.
– Quần áo bằng sợi hoá học sau khi bị là vàng, ta phải lập tức lấy khăn mặt ướt đặt phủ lên trên để là, nếu vết vàng chưa nhiều lắm thì có thể phục hồi lại được trạng thái ban đầu.
– Hàng sợi bông khi bị là vàng, ta cần lấy muối tinh rắc lên ngay, sau khi dùng tay vò nhẹ phơi ra trời nắng 1 lúc, dùng nước giặt sạch vết cháy sẽ giảm bớt đi.
– Vào mùa đông áo khoác ngoài không nên giặt và là thường xuyên. Nếu áo khoác dày không may bị cháy, ta có thể dùng giấy ráp mịn loại tốt để sát vào nơi bị cháy, rồi dùng bàn chải nhẹ, vết cháy sẽ mất đi.

LƯU Ý: CÁCH DÙNG BÀN LÀ ỦI TIẾT KIỆM ĐIỆN

– Bạn nên chọn loại bạn ủi có công suất từ 1800 – 2000 W để có thể tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng. Một vài chiếc bàn ủi trên thị trường còn có chức năng tiết kiệm điện và bạn nên lựa chọn để mua.

– Nếu có thể, bạn nên tránh việc sử dụng bàn ủi vào những giờ cao điểm và nên ủi đồ một lần để tiết kiệm điện.

– Trong quá trình ủi đồ, bạn phân chia quần áo thành từng loại chất liệu vải khác nhau. Sau đó, bạn tiến hành ủi những loại quần áo ở nhiệt độ thấp trước rồi mới tăng dần nhiệt độ lên.

– Không nên tăng nhiệt độ bàn ủi một cách đột ngột. Đối với các loại vải ủi ở nhiệt độ thấp, bạn có thể rút điện bàn ủi để tận dụng lượng nhiệt còn lại.

– Thêm một điểm đáng chú ý nữa là bạn nên ủi đồ khi quần áo để khô hẳn. Khi quần áo còn ẩm ướt, bàn ủi sẽ phải mất thêm một lượng nhiệt để làm khô áo trong quá trình ủi.

=> Nên ủi khi quần áo đã khô hẳn

Giấy bạc hay giấy nhôm có khả năng tích điện. Vì thế, bạn nên tận dụng chúng trong việc ủi đồ. Bạn lót giấy xuống dưới quần áo rồi tiến hành ủi sẽ tiết kiệm đến 50% lượng nhiệt tiêu thụ.