Tại sao phải lựa chọn máy giặt công nghiệp hay thiết bị giặt là công nghiệp phù hợp cho bệnh viện Đa khoa ? bện viện Sản Nhi, bệnh viện Lao, và trung tâm y tế công cộng ?… quy trình giặt là trong bệnh viện, cách tính toán và lựa chọn thiết bị giặt là cho bệnh viện, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ được các mô hình giặt là trong bệnh viện.
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu các vấn đề liên quan đến giặt là trong bệnh viện
1. Hệ thống giặt là trong bệnh viện là gì ? Quy trình và các bước thưc hiện.
a. Chu trình xử lý đồ vải trong bênh viện
Trong các tiêu chuẩn quy chuẩn ngành y tế, đặc biệt các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát nhiễm khuẩn đồ dùng dụng cụ nói chung và đồ vải nói riêng là một yêu cầu bắt buộc đối với các Bệnh Viện và cơ sở ý tế tương đương. Để đảm bảo cho việc các loại đồ vải luôn luôn được sạch thì yếu tố giặt là phải đặc biệt tuân thủ các quy định chung.
Quy trình giặt thường được gọi là chu trình xử lý đồ vải. Các hoạt động chính của chu trình xử lý vải diễn ra tại khu vực giặt là bao gồm các loại sau:
• Tiếp nhận, phân loại
• Ngâm tẩy, tẩy điểm
• Giặt / vắt và sấy khô
• Là phẳng, là ép
• Sửa chữa đồ hỏng
• Gấp, đóng gói, lưu trữ và gửi đi.
b. Các bước của một chu trình xử lý đồ vải
i. Các loại đồ vải được sử dụng trong bệnh viên bao gồm những gì ?
Các loại đồ này được dùng phổ biến tại các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe,bao gồm các loại sau :
• Khăn bẩn khoa sản, ga trải giường, vỏ gối, chăn
• Khăn tắm (phòng tắm tiện ích)
• Quần và áo choàng bệnh nhân
• Khăn lau bát đĩa, áo đầu bếp (bếp)
• Đồng phục, áo blue (cán bộ nhân viên).
ii. Cách tiếp nhận đồ bẩn.
Việc phân loại các đồ bẩn được bắt đầu ngay từ điểm sử dụng, đồ vải đã qua sử dụng phải được cho vào túi hoặc thùng chứa kín và gửi đến phòng giặt là.
Trước quá trình xử lý, các đồ bẩn phải đảm bảo để nguyên trong các túi nhựa hoặc thùng chứa kín ngăn ngừa ô nhiễm.
Túi đựng, thùng chứa, xe đẩy phải phân tách cùng với đồ sạch và đồ bẩn. Tuyệt đối không sử dụng chung các vật dụng đó.
Đồ bẩn được tập kết tại điểm nhất định trong khu vực phòng giặt là.
Mỗi khu vực dù trong khuôn viên hay không, nên có một địa điểm tiếp nhận đồ bẩn và cấp phát đồ sạch riêng. Điều này cho phép việc phân loại và kiểm soát diễn ra thuận tiện.
iii. Phân loại và tẩy điểm.
Đồ vải nhận được được chia thành hai loại cơ bản: Loại sẽ yêu cầu sấy sau khi giặt, và loại sẽ yêu cầu là sau khi giặt.
Trong bệnh viện, nguy cơ lây nhiễm nên bắt buộc phải sử dụng PPE (găng tay và khẩu trang) phù hợp khi phân loại đồ bẩn. Đồ bẩn được sắp xếp theo loại, màu sắc, cũng như mức độ bẩn và loại cần phải ngâm.
Việc tẩy điểm và ngâm tẩy cũng tiến hành tiếp sau khi phân loại, đối với các đồ cần tẩy điểm và sử dụng bồn, bể để ngâm tẩy phải kết hợp với hóa chất chuyên dụng để xử lý kịp thời.
Hơn nữa, yếu tố nhiệt độ cũng được áp dụng trong quá trình tẩy và ngâm tẩy.
iv. Quá trình giặt ướt và vắt khô
Khi đồ bẩn đã được phân loại và ngâm tẩy, nó phải được cho vào máy giặt vắt. Vải lanh sẽ được làm sạch trong thiết bị theo các chương trình cài đặt riêng biệt. Nếu đồ bị bẩn nhiều, quy trình trước giặt sẽ được cài đặt trước quá trình giặt chính.
Các chương trình giặt chuyên biệt cho từng đồ sẽ kết hợp với chương trình cấp hóa chất chuyên dụng, và được định lượng bằng bơm hóa chất chuyên dụng. Việc này sẽ làm tối ưu hóa quá trình làm sạch, tiết kiệm nhân công và hóa chất sử dụng.
v. Thao tác với máy giặt công nghiệp trong bệnh viện
Đồ đã giặt xong được lấy ra (thường là bằng tay) và đặt vào xe đẩy chuyển đến khu vực sấy khô hoặc máy là phẳng, là ép.
vi. Quá trình sấy khô đồ vải bệnh viện
Quá trình này nhằm giảm mức độ ẩm của đồ cho đến khi phù hợp để là, thông qua quy trình là phẳng, trong đó độ ẩm được loại bỏ nhiều hơn hoặc hoàn toàn trước khi gấp.
vii. Kiểm tra, là và gấp đồ vải
Quá trình hoàn thiện là hoặc gấp đồ đảm bảo vẫn sạch sau khi được mang ra khỏi máy giặt. Sau khi là (trước khi gấp vải lanh được sử dụng trong phòng sạch hoặc gói vô trùng), đồ sạch được kiểm tra và được sửa chữa khi phát hiện bị hỏng trong quá trình sử dụng hoặc trong quá trình xử lý đồ.
Việc gấp có thể được thực hiện bằng máy, nhưng nó được thực hiện thủ công trong hầu hết các trường hợp. Việc sử dụng bàn thao tác và giá để đồ giúp tăng hiệu quả trong quá trình này.
viii. Sửa chữa đồ vải bị hư hỏng
Nếu trong quá trình kiểm tra trước hoặc sau quá trình giặt, người ta thấy rằng các mặt hàng yêu cầu sửa chữa, chúng sẽ được gửi đến bộ phận sửa chữa sau khi sấy khô, và trước khi đóng gói và lưu trữ. Việc sửa chữa tại chỗ thường được thực hiện với các máy may được đặt trong khu vực may liền kề khu vực đóng gói và lưu trữ. Sau khi sửa chữa, các mục có thể được gấp lại, lưu trữ và gửi đi.
ix. Đóng gói lưu trữ và phân phối đồ vải trong bệnh viện
Đóng gói và lưu trữ phải duy trì trạng thái sạch của đồ để giao đến khu vực đồ sạch. Khăn trải giường phải được bọc trong túi nhựa kín, xe đẩy có mái che. Đồ sạch phải được lưu trữ trong một khu vực lưu trữ được chỉ định, kiểm soát, sạch sẽ, với một cánh cửa đóng kín mọi lúc.
Đồ sạch cấp phát cho các khu vực hoặc bộ phận để sử dụng.
2. Thiết bị giặt là công nghiệp sử dụng trong bệnh viện như thế nào ?
Thiết bị được phân loại thành các loại sau:
• Máy giặt
• Máy sấy quần áo
• Máy là phẳng
• Các thiết bị hoàn thiện khác
a. Máy ướt
Máy giặt được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về tiêu chuẩn ngành, cũng như các yêu cầu về an toàn chống nhiễm khuẩn. Các loại máy giặt thường được sử dụng là máy giặt ướt được phân loại như sau :
i. Máy giặt 2 cửa tiêu chuẩn chống nhiễm khuẩn (máy hai giặt hai đầu)
Là loại máy được thiết kế gồm 02 cửa, trong đó có cửa tiếp nhận đồ bẩn và cửa lấy đồ sạch sau khi xử lý xong một chu trình giặt.
Máy giặt 2 cửa được sử dụng trong điều kiện tiêu chuẩn cao về an toàn kiểm soát nhiễm khuẩn, điều kiện để sử dụng thiết bị này yêu cầu phải phân tách khu vực đồ sạch và khu vực đồ bẩn bằng vách ngăn cố định.
Thiết bị có giá trị cao, chi phí đầu tư lớn.
ii. Máy giặt vắt tự động liên hoàn (thường được sử dụng)
Là loại thiết bị được sử dụng phổ biến trong ngành giặt là công nghiệp, các yếu tố đánh giá chất lượng thiết bị :
– Linh vực sử dụng bao gồm : nhà máy công nghiệp, Bệnh viện, xưởng giặt và các sản phẩm sử dụng trong ngành Ho-Re-Ca (khách sạn – nhà hàng – căng teen)
– Tốc độ vắt càng cao, lực G (lực ly tâm) càng lớn thì việc vắt khô đồ càng hiệu quả giảm thời gian sấy, tiết kiệm chi phí vận hành
– Công nghệ Soft mount – Hard mount (chân mềm – chân cứng) được sử dụng , làm tăng khả năng tự cân bằng lồng giặt, giảm rung trấn đến mức tối đa, áp dụng đặt để trên các tầng cao của tòa nhà, điều kiện cần để tăng tốc độ vắt của thiết bị.
– Có khả năng kết nối các thiết bị ngoại vi : hệ thống cấp hóa chất tự động…
– Kết cấu cơ khí và vật liệu sử dụng .
iii. Máy giặt bán tự động kết hợp máy vắt ly tâm (công nghệ cũ, ít được sử dụng)
Là loại thiết bị chỉ có chế độ giặt thông thường, không có chế độ vắt tốc độ cao, sử dụng phải kết hợp với máy vắt ly tâm, hệ thống điều khiển đơn giản yêu cầu thao tác của người vận hành trong suốt chu trình giặt, tốn nhân công, yêu cầu mặt bằng phải đủ rộng, không đáp ưng được yêu cầu về an toàn (ít được sử dụng)
b. Máy Sấy khô
Là thiết bị được sử dụng để là giảm độ ẩm của đồ đã được xử lý qua quá trình giặt vắt để tiếp tục đưa vào chu trình là phẳng, hoặc được làm khô hoàn toàn đối với các đồ vải không cần phải là phẳng
Máy Sấy có thể sử dụng điện hoặc hơi bão hòa để làm nóng, điều kiện sử dụng tùy thuộc vào không gian yêu cầu và sự phù hợp trong hoạt động xử lý đồ vải
Có quá trình sấy nóng và sấy nguội nhằm đảm bảo việc loại bỏ một phần hoặc toàn phần độ ẩm của đồ và đưa về trạng thái nhiệu độ môi trường bảo vệ đồ vải, tạo độ tơi xốp của đồ.
Trong quá trình được sử dụng, đồ vải bị lão hóa và sinh ra cá sợi bụi nhỏ. Máy sấy cũng có tác dụng phát tán thu hồi các sợi vải nhỏ đó.
Thể tích lồng của máy Sấy thường sử dụng lớn hơn 2 lần thể tích lồng máy giặt cùng công suât, tạo môi trường thông thoáng cho quá trình đảo đồ bên trong.
c. Máy là phẳng (Máy là ga giường bệnh nhân)
Là loại thiết bị được sử dụng với mục đích chủ yếu là làm phẳng các khổ vải có kích thước lớn với tốc độ nhanh, ngoài ra còn có tác dụng làm khô hoàn toàn các đồ vải.
Việc sử dụng Máy là lu lô giảm được thời gian khâu hoàn thiện, tính ổn định về độ phẳng của đồ là, giảm công việc lao động của nhân công.
Hiện tại, các cơ sở giặt là đều sử dụng các thiết bị Máy là phẳng khổ lớn.
d. Các thiết bị khác.
Các thiết bị khác phục vụ chủ yêu công tác phụ trợ như :
– Máy tẩy điểm
– Máy giặt khô
– Nồi hơi công nghiệp
– Máy nén khí
– Cầu là đa chức năng
– Cầu là hút chân không
…
3. Ví dụ tính toán công suất và số lượng thiết bị cho bệnh viện 400 giường bệnh
Việc tính toán khối lượng đồ giặt là công đoạn được đánh giá cao trong quá trình lên phương án giải pháp cho khu giặt là Bệnh Viện, tính toán đúng sẽ lựa chọn được thiết bị phù hợp, đảm bảo năng lực sử lý đồ của cả hệ thống giặt là.
Các chỉ số tính toán phụ thuốc vào từng mô hình hoàn động và tiêu chí của Bệnh viện. Công suất của máy giặt và máy sấy được đánh giá bằng kilogam vải khô mỗi giờ hoạt động.
Các biến số cần xác định để đưa ra công thức chính xác tính toán khối lượng đồ cần xử lý :
– Số giường bệnh
– Số lượng cán bộ công nhân viên
– Ngành chuyên môn của Bệnh Viện
– Tiêu chuẩn của Viện
– Khả năng đánh giá về nhu cầu sử dụng dịch vụ
– Số giờ làm việc, số ngày làm việc của bộ phận Giặt là.
…
Trên thực tế, đã có các tiêu chuẩn được đưa ra đối với các mô hình như sau :
Loại hình Bệnh Viện |
Tính toán tiêu chuẩn
(Kg/ giường bệnh/ tuần)
|
Trung bình
(Kg/ giường bệnh/ tuần)
|
Bệnh viện Lao |
3-6 |
5 |
Trung tâm điều trị mãn tính |
10-18 |
14 |
Trung tâm dưỡng lão |
16-28 |
22 |
Bệnh viện Đa Khoa TW |
20-32 |
26 |
Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh |
25-37 |
31 |
Bệnh viên Hàn Lâm |
30-42 |
36 |
Bệnh viện Sản Nhi |
38-50 |
42 |
Bảng trên đây là định mức đã được tính toán và đúc kết thành số liệu sơ bộ, để có thể tính toán một cách nhanh nhất khối lượng đồ giặt cần thiết phải xử lý trong 1 ngày làm việc